Bằng lái xe hạng D là gì? Bằng D cụ thể lái được những loại xe nào?

Đánh Giá post

Bằng lái xe hạng D lái được những xe gì? Bao nhiêu tuổi được học bằng D? Bao lâu cần gia hạn bằng? Tất cả những thắc mắc thường gặp nhất về loại giấy phép lái xe này sẽ được Đào tạo lái xe Thái Việt giải đáp tường tận trong bài viết sau đây.

Bằng lái xe hạng D là gì?

bằng lái xe hạng D
Bằng lái xe hạng D ( ảnh minh họa )

Bằng lái xe là tên gọi thông thường của giấy phép lái xe được Sở Giao thông vận tải cấp cho người đã hoàn thành khóa học dạy nghề lái xe và thi đỗ kỳ thi sát hạch lái xe cơ giới đường bộ. So với các loại bằng lái xe ô tô thông dụng như B1, B2, C thì bằng lái xe hạng D ít được biết đến hơn do yêu cầu cao về kỹ thuật lái xe và tính đặc thù của phương tiện được phép điều khiển.

Theo quy định của pháp luật, nếu trước đó bạn chưa từng có giấy phép lái xe ô tô loại nào cả thì không thể học và thi chứng chỉ lái xe hạng D. Vì tính chất pháp lý của loại giấy phép này cao hơn, yêu cầu khắt khe về các điều kiện cần thiết để được thi bằng này. Cụ thể là bạn phải đạt đủ số km lái xe an toàn và số năm kinh nghiệm lái xe cần thiết. 

Những thông tin cơ bản về bằng lái xe hạng D

Những thông tin về bằng lái xe hạng D được đông đảo cánh lái xe quan tâm, nhất là những người muốn hành nghề lái xe khách hoặc vận tải đường dài.

Bằng D chạy được xe gì?

Loại phương tiện giao thông mà người sở hữu giấy phép lái xe loại này được phép điều khiển đã được quy định rõ trong luật Giao thông đường bộ. Khoản 9 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định rõ: Giấy phép lái xe hạng D được cấp cho người lái xe điều khiển các loại xe sau đây:

  • “Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (bao gồm cả chỗ ngồi người lái xe)
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.”

Hiểu chi tiết hơn thì bằng lái xe loại này cho phép người điều khiển các loại phương tiện giao thông đường bộ sau đây: 

  • Xe ô tô chở người từ 4 – 9 chỗ ngồi (bao gồm cả chỗ ngồi người lái xe), cả xe số sàn và xe số tự động.
  • Xe ô tô tải, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn và loại trên 3,5 tấn.
  • Xe ô tô đầu kéo, loại kéo 1 ro-mooc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn và trên 3,5 tấn.
  • Xe ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi người lái.
bang-d-lai-duoc-xe-gi
Bằng lái xe hạng D lái được xe gì?

Điều kiện thi bằng lái xe ô tô hạng D

Như đã đề cập ở trên, bạn sẽ phải đạt đủ các điều kiện theo quy định của Luật Giao thông vận tải thì mới được phép thi sát hạch giấy phép lái xe hạng D. Bạn không thể học và thi trực tiếp loại bằng này mà cần thông qua thủ tục nâng hạng từ bằng B hoặc C lên D.

Điều kiện thi bằng lái xe ô tô hạng D như sau:

  • Là công dân Việt Nam, có giấy tờ tùy thân còn hạn sử dụng và đủ 24 tuổi trở lên.
  • Có bằng tốt nghiệp Trung học Cơ sở trở lên (hoặc bằng cấp tương đương)
  • Đã có giấy phép lái xe hạng B2 hoặc C. Trong đó, nếu đã có bằng B2 thì cần đạt đủ 100.000 km lái xe an toàn và thời gian hành nghề lái xe tối thiểu là 5 năm. Còn nếu đã có bằng C thì cần đạt 50.000 km lái xe an toàn và thời gian hành nghề lái xe tối thiểu là 3 năm.

Đáp ứng đủ các điều kiện kể trên, bạn sẽ được phép làm thủ tục thi nâng hạng bằng. Lưu ý là bạn sẽ cần thi cả phần thi lý thuyết và thi thực hành lái xe.

>>> Nâng bằng lái xe B2 lên D năm 2021 cần thủ tục gì? Chi phí như thế nào? Tham khảo bài viết: Nâng bằng B2 lên D 2021 cần những thủ tục gì? Chi phí bao nhiêu?

Bằng D có thời hạn bao lâu?

Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe hạng D cũng được quy định rõ trong luật. Cụ thể: “Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp”. Như vậy, kể từ ngày được cấp giấy phép lái xe, nếu quá 5 năm mà bạn chưa làm thủ tục gia hạn bằng lái thì bạn sẽ bị phạt khi tham gia giao thông hoặc tước giấy phép lái xe nếu gây ra lỗi nghiêm trọng.

Thủ tục gia hạn bằng lái xe thường có thời gian chờ khoảng 10 – 14 ngày làm việc. Để đảm bảo không sử dụng bằng lái quá hạn, trước thời điểm hết hạn bằng khoảng 15 – 30 ngày, bạn nên đến cơ quan chức năng làm thủ tục gia hạn bằng. Khi đổi giấy phép lái xe, giấy phép cũ của bạn sẽ bị cắt 1 góc (trừ giấy phép lái xe do nước ngoài cấp). Sau đó bạn có thể tiếp tục bảo quản giấy phép này.

Bằng lái xe ô tô hạng D có thể nâng lên hạng gì?

Loại giấy phép lái xe ở cấp độ cao hơn so với bằng lái hạng D là hạng E. Tuy nhiên, rất ít người làm thủ tục nâng hạng bằng từ D lên E. Vì bạn có thể nâng hạng trực tiếp từ bằng C lên bằng E. Ngoài ra hạng D bạn còn có thể nâng hạng bằng lái từ D lên hạng FC.

Bằng lái xe ô tô hạng D dành cho những người có định hướng làm nghề lái xe chuyên nghiệp với loại phương tiện được phép điều khiển chính là xe ô tô chở người loại từ 20 chỗ ngồi trở lên. Một khi đã sở hữu bằng D, bạn cần đặc biệt lưu tâm tới thời hạn sử dụng, kịp thời gia hạn bằng trước thời gian quy định để tránh phải thi lại nhiều lần mất nhiều thời gian và kinh phí.

Những khác biệt cơ bản của bằng D với hạng B và hạng C

So với bằng lái xe hạng B và C, bằng lái xe hạng D có nhiều khác biệt cơ bản về quy định điều khiển phương tiện giao thông, độ tuổi tham gia và thời hạn sử dụng. Nắm bắt được những thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn được khoá học lái xe ô tô phù hợp nhất với nhu cầu bản thân:

  • Về loại phương tiện được phép điều khiển: bằng lái xe hạng B chỉ cho phép người điều khiển các loại xe ô tô có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn. Bằng lái xe hạng C cho phép điều khiển loại xe trên 3,5 tấn nhưng vẫn chỉ giới hạn xe chở người từ 4 – 9 chỗ ngồi. Bằng lái xe hạng D cho phép bạn điều khiển xe ô tô chở từ 10 – 30 người.
  • Về điều kiện học bằng D: Bạn có thể học trực tiếp bằng B, bằng C mà không cần trải qua bất cứ khoá học lái xe nào trước đó. Nhưng với bằng D, bạn cần đáp ứng nhiều điều kiện hơn, từ độ tuổi (trên 24 tuổi), có bằng tốt nghiệp THCS (các loại bằng khác không yêu cầu) và cần đạt đủ số km lái xe an toàn, số năm hành nghề lái xe.
  • Về thời hạn sử dụng: Bằng lái xe hạng B2 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp còn bằng C và D chỉ có 5 năm.
giay-phep-lai-xe-hang-d
Khác biệt lớn nhất ở bằng lái xe hạng D so với bằng B và C là loại phương tiện được phép điều khiển.

Hồ sơ đăng ký bằng lái xe hạng D bao gồm những gì? 

Thực tế, đối với GPLX hạng D, người ta sẽ gọi là nâng hạng bằng. Bởi lẽ học viên bắt buộc phải có giấy phép lái xe hạng B2 hoặc C trước đó và đạt đủ thời gian hành nghề lái xe cùng một số quy định nhất định để được đăng ký học và thi hạng bằng D. Sau đây là những loại giấy tờ cần thiết – bắt buộc phải có khi đăng ký học và thi bằng lái xe ô tô hạng D:

  • Đơn đề nghị học và thi sát hạch bằng lái xe hạng D theo mẫu quy định.
  • Hồ sơ gốc thi bằng lái B2 hoặc bằng lái xe ô tô hạng C.
  • Bản kê khai thời gian lái xe và số km lái xe an toàn.
  • Bản sao giấy phép lái xe( Lưu ý: Khi sát hạch học viên mang theo giấy phép lái xe hạng B2 hoặc C bản gốc để xuất trình)
  • Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc cấp tương đương trở lên
  • 4 ảnh 3×4 nền trắng hoặc nền xanh dương đậm

Trung tâm đào tạo lái xe ô tô uy tín tại Hà Nội – hocbanglaixehanoi.com

Đào tạo lái xe Thái Việt hiện là một trong những địa chỉ học lái xe uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Trung tâm liên tục đào tạo hàng nghìn lượt học viên với chất lượng cao, tỉ lệ thi đỗ chỉ sau 1 khoá học lên tới 90%. Nếu bạn đang quan tâm tới bằng lái xe hạng D, tất tần tật những thông tin chi tiết về loại giấy phép lái xe này và thủ tục đăng ký như thế nào thì có thể gọi tới hotline của trung tâm để được tư vấn chi tiết nhất. Hiện tại Thái Việt có các khoá đào tạo lái xe ô tô tiêu chuẩn như sau:

Với thủ tục đăng ký gọn nhẹ cùng sự hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ nhân viên, học viên sẽ được hướng dẫn đăng ký học lái xe nhanh chóng, không mất nhiều thời gian. Tất cả những gì học viên cần chuẩn bị là mang theo chứng minh thư hoặc thẻ căn cước cùng học phí. Mọi thủ tục còn lại sẽ được hướng dẫn chi tiết và chuẩn bị đầy đủ.

Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bằng lái xe hạng D. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục nâng hạng bằng lái xe hạng B2, C lên D thì hãy gọi tới số hotline 097 654 0069 – 024 2240 4466 để được Đào tạo lái xe Thái Việt tư vấn chi tiết nhất. 

Tin liên quan:

>> Cần thi bằng lái xe hạng gì thì được lái xe kéo rơ moóc

Bài viết tổng hợp từ nguồn https://hocbanglaixehanoi.com/

Câu hỏi thường gặp

Bằng D có thể học thi trực tiếp được hay không?

Trong hệ thống giấy phép lái xe ô tô hiện hành của Việt Nam, kể từ bằng lái xe hạng D trở lên người đăng ký cần có giấy phép lái xe hạng thấp hơn từ trước đó. Bạn không thể thi trực tiếp bằng D nếu chưa từng sở hữu bằng B2 hoặc bằng C.

Thi bằng D bao nhiêu tuổi?

Đối với bằng lái xe hạng D, người đăng ký thi cần đạt đủ các điều kiện cơ bản về độ tuổi, trình độ văn hoá, sức khoẻ. Về độ tuổi, bạn cần đủ 24 tuổi, tính đủ số tháng mới được phép đăng ký hồ sơ thi bằng D.

Bằng D lái được xe tải bao nhiêu tấn?

Khi sở hữu giấy phép lái xe hạng D, bạn được phép điều khiển xe ô tô chở 10 – 30 hành khách (bao gồm cả ghế ngồi người lái) và tất cả các loại xe tải mà bằng B1, B2, C quy định. Như vậy, khi thi đỗ bằng D, bạn được phép điều khiển các loại xe tải sau đây:

  • Xe ô tô tải loại có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn, bao gồm cả động cơ số tự động và số sàn
  • Xe ô tô tải có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0917 087 166
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ:  0917 087 166  ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ