Bạn dự định học lái xe để lái xe taxi, lái xe tải hay sử dụng chiếc xe riêng của mình để chở khách thêm ngoài giờ? Vậy thì bạn chắc chắn phải đọc bài viết này. Đọc ngay để biết những thông tin cơ bản về bằng lái xe B2.
Mục Lục
Bằng lái xe B2 là gì?
Bằng lái xe B2 là một loại bằng lái xe rất phổ thông tại Việt Nam hiện nay. Bởi nhu cầu kinh doanh bằng nghề vận tải hành khách, vận tải hàng hoá ngày càng tăng cao. Bằng B2 rất thích hợp với những người trong độ tuổi lao động, có sức khỏe tốt và kinh doanh vận tải hành khách quy mô nhỏ lẻ.
Bằng lái B2 là loại chứng chỉ được cấp phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có giá trị pháp lý. Giấy phép lái xe B2 được cấp phép theo quy định của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Cụ thể, được cấp cho những người lái xe sau đây:
- Xe ô tô số sàn từ 9 chỗ ngồi trở xuống (bao gồm cả ghế ngồi tài xế)
- Xe ô tô kinh doanh gia đình; dịch vụ taxi, grab hoặc xe công vụ, công ty,…
- Xe ô tô tải, xe kéo rơ moóc có một rơ moóc, xe chuyên dùng có tải trọng dưới 3,5 tấn
- Các loại xe ô tô trong phạm vi quy định của bằng B1
>>> Xem thêm: Những thông tin quy định về bằng lái xe B1
Những thông tin cơ bản về bằng lái xe B2
Mặc dù B2 là giấy phép lái xe thông dụng hiện nay nhưng có những người sở hữu nó vẫn còn khá mơ hồ. Việc thiếu hiểu biết về các thông tin quan trọng sau đây sẽ khiến bạn dễ gặp phải rắc rối về pháp lý. Một số lỗi điển hình như: vi phạm luật giao thông đường bộ về loại xe được phép điều khiển, sử dụng bằng B2 hết hạn.
Giấy phép lái xe B2 được chạy những loại xe nào?
Các loại phương tiện được phép điều khiển khi sở hữu bằng lái B2 đã được quy định rõ ràng trong Luật Giao thông đường bộ và trong điểm a khoản 7, Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT :
- Giấy phép lái xe B2 được cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, bao gồm cả người lái.
- Bằng B2 cho phép lái xe điều khiển xe ô tô tải, xe ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500kg.
- Tất cả các loại xe theo quy định cho bằng lái xe hạng B1.
- Được phép lái cả xe số sàn và xe số tự động.
Độ tuổi được học và thi bằng B2?
Không phải độ tuổi nào cũng được học bằng lái xe B2. Quy định về độ tuổi đã được nêu rõ trong Luật GTĐB. Và bạn cũng cần đủ tuổi mới có thể làm hồ sơ đăng kí học và thi bằng lái. Quy định cụ thể như sau:
- Là công dân Việt Nam, có chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng
- Đủ 18 tuổi trở lên (tính đến ngày thi sát hạch)
- Sức khoẻ tốt (có xác nhận của cơ quan y tế cấp huyện trở lên)
- Không bị khuyết tật 2 ngón tay trở lên hoặc cụt 1 bàn chân
>>> Xem thêm : Giá học bằng B2 trong năm 2021 trọn gói là bao nhiêu?
Bằng lái xe B2 có thời hạn trong bao lâu?
Khi đã sở hữu tấm bằng lái B2, bạn sẽ cần nhớ được thời điểm cấp bằng của mình. Nếu không lưu tâm vấn đề này, bạn có thể bỏ lỡ thời điểm gia hạn bằng. Trường hợp sử dụng bằng lái ô tô quá hạn, bạn có thể bị phạt khá nặng.
Theo quy định, giấy phép lái xe B2 có thời hạn sử dụng 10 năm kể từ ngày cấp bằng. Bạn cần làm thủ tục gia hạn bằng B2 trước thời gian hết hạn ít nhất 2 tuần ( Thời hạn có thể cấp đổi bằng là trước và sau hết hạn 3 tháng). Sau khi hết hạn từ 3 – 12 tháng, bạn cần phải thi lại phần thi lý thuyết. Còn sau 1 năm thì bạn cần thi lại cả lý thuyết và thực hành.
Giấy phép lái xe B2 có thể nâng lên hạng gì?
Tấm bằng B2 chỉ có thể giúp các tài xế điều khiển được xe ô tô 4 – 9 chỗ ngồi và các xe tải, xe chuyên dụng có trọng tải thiết kế dưới 3500kg. Khi muốn điều khiển các loại xe lớn hơn 3500kg và các loại xe du lịch 29 chỗ ngồi trở lên, bạn cần nâng hạng bằng lái.
Hiện nay, bằng lái B2 sẽ được nâng hạng lên bằng C và bằng D. Quy định về việc nâng hạng bằng từ B2 như sau:
- Để nâng hạng bằng B2 lên C, bạn cần có thời gian lái xe hoặc hành nghề lái xe từ 3 năm trở lên và có 50.000km lái xe an toàn.
- Để nâng hạng bằng B2 lên D, bạn cần có thời gian lái xe hoặc hành nghề lái xe từ 5 năm trở lên và có 100.000km lái xe an toàn.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn không thể nâng hạng bằng lái B2 lên thẳng hạng E hay F. Muốn nâng lên hạng này, bạn cần có bằng C hoặc D.
Bằng B2 khác bằng C và D như thế nào?
Mỗi loại bằng lái xe – giấy phép lái xe đều có sự khác nhau cơ bản về loại phương tiện được phép điều khiển, độ tuổi và thời hạn sử dụng. Cụ thể sự khác biệt giữa bằng lái xe hạng B2 với bằng C và D như sau:
- Về loại phương tiện được phép điều khiển: khác với B2, người sở hữu bằng lái xe C được điều khiển ô tô tải, xe đầu kéo, cần cẩu bánh lốp, xe chuyên dụng có trọng tải thiết kế trên 3,5 tấn. Khi sở hữu được bằng lái xe D bạn sẽ được phép lái xe ô tô chở từ 10 – 30 người trở lên. bạn sẽ được phép lái xe ô tô chở từ 10 – 30 người trở lên.
- Về độ tuổi quy định thi lấy bằng: với bằng C, bạn cần đạt đủ 21 tuổi trở lên, bằng D thì bạn cần đạt đủ 24 tuổi trở lên. Mốc tuổi tối thiểu cần đạt đến là tính đến ngày thi sát hạch.
- Về thời hạn sử dụng bằng lái ô tô: Nếu như bằng lái xe B2 có thời hạn 10 năm thì bằng lái xe C và D chỉ có thời hạn 5 năm. Quá thời hạn này, bạn cần làm thủ tục gia hạn. Trong trường hợp quá hạn 1 năm, bạn bắt buộc phải thi lại cả phần lý thuyết và thực hành.
Hồ sơ học bằng lái xe B2 bao gồm những gì?
Dù bạn muốn học bằng lái xe B2 từ đầu hay muốn nâng hạng bằng lái xe B2 lên D thì cũng cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để nộp lên Sở Giao thông vận tải. Theo quy định hiện hành, hồ sơ đăng ký học bằng lái xe ô tô hạng B2 bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Đơn đăng ký học và thi sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Mẫu đơn này có trong phụ lục Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.
- Giấy khám sức khoẻ cho người học lái xe. Giấy khám sức khoẻ phải được chứng nhận tại cơ sở y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên. Các trường hợp khám sức khoẻ tại trạm y tế phường, xã hoặc các phòng khám chưa được cấp phép hoạt động đều không được chấp nhận.
- Ảnh hồ sơ kích thước 3×4, cần khoảng 8 – 10 cái. Ảnh hồ sơ phải đảm bảo nền trắng hoặc nền xanh, không để tóc mái che hết lông mày, che tai và không được đeo kính.
- Bản sao giấy tờ tuỳ thân, có thể là chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu. Bản sao không cần công chứng nhưng giấy tờ gốc phải còn giá trị sử dụng
- Túi giấy hồ sơ đựng tất cả các loại giấy tờ kể trên
Toàn bộ hồ sơ thi bằng lái xe B2 sẽ được nộp lên Sở Giao thông vận tải. Sau khi thi đỗ sát hạch, bộ hồ sơ này sẽ được hoàn trả lại người thi khi trả giấy phép lái xe.
Tóm lại, nếu bạn đang có nhu cầu hành nghề lái xe như lái xe taxi, lái xe thuê cho các doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể thì cần có bằng lái xe B2. Ngoài loại xe số sàn từ 4 – 7 chỗ ngồi thì khi có bằng B2, bạn hoàn toàn có thể điều khiển xe số tự động (cùng là loại 4 – 7 chỗ) và tất cả các loại xe ô tô tải có trọng tải thiết kế dưới 3500kg.
Hướng dẫn đăng ký học bằng lái xe B2
Đào tạo lái xe Thái Việt là một trong những trung tâm đào tạo lái xe ô tô uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Với hơn 20 năm kinh nghiệm cùng với hàng nghìn học viên được đào tạo và thi đỗ sát hạch tại trung tâm, Thái Việt là địa chỉ tin tưởng của rất nhiều người đang có nhu cầu học bằng lái xe B2. Nhằm giúp những người đang tìm hiểu khoá học lái xe bằng B2 biết rõ thủ tục đăng ký như thế nào, Thái Việt xin được hướng dẫn trình tự các bước như sau:
- Bước 1: Liên hệ số hotline 09 7654 0069/ 024 22 40 44 66 để được tư vấn thông tin về chương trình đào tạo lái xe ô tô hạng B2 tại Thái Việt và đặt lịch hẹn hoặc tới trực tiếp văn phòng tuyển sinh tại địa chỉ 72 Vương Thừa Vũ, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Bước 2: Mang theo chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu tới Trung tâm, điền thông tin vào đơn đăng ký học và thi sát hạch cấp giấy phép lái xe.
- Bước 3: Nộp học phí học lái xe bằng B2 và nhận phiếu thu/biên lai nộp tiền.
- Bước 4: Nhận tài liệu học lý thuyết và ra về đợi đến lịch hẹn bắt đầu khoá học lái xe ô tô B2.
Như vậy chỉ mất 15 – 20 phút là học viên đã đăng ký xong chương trình học lái xe bằng B2 tại Đào tạo lái xe Thái Việt. Học viên không cần chuẩn bị gì ngoài việc mang theo chứng minh nhân dân và tiền học phí. Các nhân viên của Thái Việt sẽ giúp học viên hoàn tất thủ tục đăng ký từ A đến Z. Hơn nữa, học viên còn được làm cam kết không phát sinh chi phí và đảm bảo lịch học, lịch thi đúng hẹn, không có chuyện chậm trễ như nhiều trung tâm khác hiện nay.
Học viên được lựa chọn đóng học phí theo 2 hình thức: nộp tiền trực tiếp tại trung tâm hoặc chuyển khoản tới số tài khoản ngân hàng của trung tâm. Trong trường hợp khó khăn về tài chính, học viên được hỗ trợ đóng trước 50% học phí và cần hoàn thành số tiền còn lại trước ngày khai giảng khoá học.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bằng lái xe B2 bất cứ ai đang có nhu cầu học và thi đều cần nắm rõ. Để được tư vấn miễn phí và đăng kí học bằng lái xe B2, hãy gọi ngay cho Trường Trung cấp nghề công trình 1 – Đào tạo lái xe Thái Việt theo số hotline: 09 7654 0069/ 024 22 40 44 66.
Thông tin liên hệ:
Trường Trung cấp nghề Công trình 1 – Đào tạo lái xe Thái Việt
- Trụ sở chính: Ninh Hội, Tân Dân, Sóc Sơn, Hà Nội
- Văn phòng đại diện: 72 Vương Thừa Vũ, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 097 654 0069 – 024 22 40 44 66
Tin liên quan:
>>> Bằng lái xe hạng C được hiểu như thế nào?
>>> Bằng lái xe hạng D là gì? Được phép lái những loại xe nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, người sở hữu giấy phép lái xe ô tô hạng B2 chỉ được phép điều khiển xe ô tô tải có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở xuống. Nếu xe có trọng tải thiết kế trên 3,5 tấn trở lên thì người điều khiển cần có bằng lái xe hạng C hoặc hạng bằng cao hơn.
Người sở hữu bằng lái xe ô tô hạng B2 được phép điều khiển xe ô tô số sàn và số tự động loại từ 4 – 9 chỗ ngồi (bao gồm cả ghế ngồi người lái xe). Như vậy khi có bằng B2 bạn chỉ có thể lái được xe 7 chỗ, không được phép lái xe 16 chỗ.
Theo quy định hiện nay, khi đã có bằng B2 bạn chỉ có thể được miễn thi lý thuyết trong các trường hợp sau đây:
- Đổi bằng lái xe hết hạn trước thời hạn quy định
- Đổi bằng lái xe hết hạn khi quá thời hạn sử dụng 1 – 3 tháng
- Thi cấp lại giấy phép lái xe khi bị mất quá 3 tháng