Tại Việt Nam hiện nay, giấy phép lái xe chia thành các hạng khác nhau. Nếu bạn đang quan tâm tới bằng lái xe C thì nhất định phải đọc bài viết này. Sau đây là những thông tin về giấy phép lái xe hạng C bạn cần nắm rõ.
Nếu bạn có dự định hành nghề lái xe vận tải thì bạn nhất định phải thi lấy bằng lái xe hạng C. Nhưng không phải cứ sở hữu bằng C là bạn có thể lái được tất cả các loại xe tải. Có nhiều giới hạn đối với loại giấy phép lái xe này mà nhiều người vẫn còn nhầm lẫn.
Mục Lục
Bằng lái xe C là gì?
Bằng lái xe C hay giấy phép lái xe hạng C dành cho các lái xe hạng nặng. Đây là loại giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thông thường là Sở Giao thông vận tải địa phương) cấp cho người tham gia giao thông điều khiển các loại ô tô hạng nặng. Quy định về việc cấp phép bằng C đã được nêu rõ trong Thông tư 07/2009/TT-BGTVT.
Bạn sẽ không thể thiếu được bằng lái xe hạng C khi điều khiển các loại ô tô hạng nặng (trên 3500kg). Bạn có thể bị phạt từ 200.000đ – 400.000đ khi quên không mang theo bằng C. Còn nếu bạn không có bằng này, bạn sẽ bị phạt từ 4.000.000đ – 6.000.000đ. Bằng lái xe hạng C là điều kiện tối thiểu để bạn bắt đầu hành nghề lái xe vận tải.
Những thông tin về giấy phép lái xe hạng C
Bạn cần nắm rõ những thông tin như loại phương tiện được điều khiển, độ tuổi được thi lấy bằng và thời hạn sử dụng của bằng C. Nắm được những thông tin này, bạn sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn thời điểm đăng ký học, lên kế hoạch học lái xe. Cụ thể như sau:
Bằng C chạy được xe gì? Lái được những loại xe nào?
Bằng C lái được những loại xe nào là thắc mắc của đa số học viên trước khi chính thức tham gia đào tạo và thi sát hạch lấy bằng. Về các loại phương tiện mà người sở hữu bằng lái xe C được phép điều khiển, điều 21 Thông tư 07/2009/TT-BGTVT đã quy định rất rõ:
- Xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dụng, ô tô chuyên dụng có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên
- Xe đầu kéo (chỉ kéo 1 ro-mooc) có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên.
- Tất cả các loại xe mà bằng B1, B2 được phép điều khiển
Như vậy, khi sở hữu bằng lái xe hạng C, bạn không được phép điều khiển các loại xe ô tô chở từ 10 người trở lên. Container cũng là phương tiện nằm ngoài phạm vi được phép điều khiển của loại giấy phép lái xe hạng này. Bằng C cho phép bạn lái những chiếc xe tải trọng tải nhỏ, thường phục vụ mục đích lái xe vận tải kinh doanh gia đình hoặc lái xe thuê cho các doanh nghiệp, cửa hàng, doanh nghiệp nhỏ.
Sở hữu bằng lái xe hạng C, bạn được phép điều khiển xe đầu kéo (chỉ 1 ro-mooc) có trọng tải thiết kế trên 3,5 tấn
Độ tuổi học thi và thời hạn của bằng C
Khi đăng kí học và thi bằng lái xe hạng C, bạn cũng cần cân nhắc về thời điểm. Vì nhiều trường hợp đăng kí học khi mới 18 tuổi thì vẫn chưa đủ tuổi để thi. Chờ đến khi thi thì bạn đã phần nào quên mất nội dung được học. Vậy nên bạn cũng cần tìm hiểu kỹ về độ tuổi được đăng kí học và thi bằng lái xe C để chủ động sắp xếp thời gian phù hợp với bản thân.
Cụ thể, những người từ 21 tuổi trở lên (tính đến ngày thi) mới đủ điều kiện thi sát hạch bằng C. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đạt đủ các điều kiện như:
- Là công dân Việt Nam có giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng)
- Sức khoẻ tốt, không bị khuyết tật từ 2 ngón tay trở lên hoặc cụt 1 bàn chân
- Trình độ học vấn từ Trung học Cơ sở trở lên hoặc cấp tương đương.
Lưu ý rằng, người đăng ký học lái xe ô tô bằng C phải được chứng nhận sức khoẻ tốt tại cơ sở y tế có thẩm quyền (cơ sở y tế tuyến huyện trở lên). Sau khi thi đỗ kỳ thi sát hạch bằng lái xe hạng C, bạn sẽ được cấp bằng sau khoảng 12 – 15 ngày. Giấy phép lái xe hạng C sẽ có giá trị trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp bằng.
Bằng lái hạng C nâng lên được những hạng nào?
Sở hữu bằng lái xe hạng C sẽ giúp bạn có thể hành nghề lái xe vận tải hàng hoá nhưng vẫn không được phép điều khiển xe khách từ 10 chỗ trở lên. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn kinh doanh, điều khiển xe container thì bằng C là chưa đủ. Bạn cần nâng hạng bằng lái của mình lên ít nhất là loại D.
Với bằng lái xe hạng C, bạn có thể nâng lên hạng D hoặc hạng E (không cần thông qua hạng D). Cụ thể về quy định nâng hạng bằng C như sau:
- Để nâng hạng giấy phép lái xe từ C lên D, tài xế cần ít nhất 3 năm hành nghề và 50.000km lái xe an toàn.
- Để nâng hạng giấy phép lái xe từ C lên E, tài xế cần ít nhất 5 năm hành nghề và 100.000km lái xe an toàn.
Trong các trường hợp này bạn đều cần nộp hồ sơ nâng hạng bằng và tham gia thi sát hạch. Trường hợp muốn nâng hạng từ C lên F thì bạn bắt buộc phải tham gia đào tạo sau đó mới được thi sát hạch.
Kể từ thời điểm đủ 21 tuổi trở lên và đạt những điều kiện cần thiết, bạn được phép đăng ký học và thi bằng lái xe C. Với bằng này, bạn được phép điều khiển xe tải có trọng tải thiết kế trên 3,5 tấn và sau 5 năm thì cần gia hạn bằng để đảm bảo thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.
Thủ tục đăng ký học lái xe hạng C như thế nào?
Một khi có nhu cầu học lái xe bằng C thì bạn cũng cần phải tìm hiểu về thủ tục đăng ký. Hiểu rõ các bước đăng ký cũng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc lên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, sắp xếp lịch tới trung tâm đăng ký học bằng lái xe hạng C và nhất là không “sập bẫy” lừa đảo của nhiều trung tâm đào tạo lái xe kém chất lượng, không uy tín.
Các loại giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ đăng ký GPLX hạng C
Bộ hồ sơ nhập học Khoá học lái xe ô tô hạng C bao gồm các loại giấy tờ cần thiết sau đây:
- Đơn đăng ký học và thi sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng C
- Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (còn giá trị sử dụng). Bản sao này không cần công chứng
- Ảnh hồ sơ kích thước 3×4
- Giấy khám sức khoẻ (đã được chứng nhận tại cơ sở y tế tuyến huyện hoặc tương đương trở lên)
Quy trình đăng ký học lái xe ô tô hạng C
Hiện nay, quy trình đăng ký học lái xe bằng C khá đơn giản và nhanh chóng. Bạn chỉ cần mang theo chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu tới nơi đăng ký và làm thủ tục.
- Bước 1: Điền đơn đăng ký theo mẫu
- Bước 2: Chụp ảnh thẻ tại trung tâm hoặc mang theo ảnh
- Bước 3: Nộp học phí trực tiếp tại trung tâm hoặc chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng
- Bước 3: Hoàn tất hồ sơ đăng ký, nhận tài liệu học lý thuyết và đợi lịch khai giảng
Đào tạo lái xe Thái Việt – Địa chỉ học lái xe bằng C uy tín tại Hà Nội
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn nơi nào để học bằng lái xe hạng C thì Thái Việt là gợi ý hàng đầu dành cho bạn. Thái Việt là một trong những trung tâm đào tạo lái xe uy tín tại Hà Nội hàng đầu, được rất nhiều học viên đánh giá cao.
Học viên đăng ký khoá học lái xe hạng C tại trung tâm sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi hấp dẫn về chính sách giảm giá và hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc 24/7. Những ưu điểm nổi bật của trung tâm:
- Học bằng lái xe hạng C gần nhà, học viên được lựa chọn sân tập lái gần và thuận tiện nhất. Trung tâm hỗ trợ đưa đón học viên đi tận nơi khi đi học và đi thi.
- Phương pháp giảng dạy trực quan, sinh động giúp học viên dễ dàng tiếp thu và nhanh biết lái.
- Cơ sở vật chất đào tạo lái xe đảm bảo theo quy định của Sở Giao thông vận tải. Đặc biệt xe tập lái đều là các xe đời mới như: Kia Rio 2018, 2019; Vios 2018, 2019, 2020.
- Đội ngũ giảng viên dạy lái trình độ cao, dày dặn kinh nghiệm và nhiệt tình chỉ dạy học viên.
- Tỉ lệ học viên thi đỗ sát hạch chỉ sau 1 khoá học lên tới 90%
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho độc giả những thông tin cơ bản nhất về bằng lái xe C. Bạn cần nắm chắc những thông tin này để chủ động hơn khi tham gia học thi bằng C. Hãy gọi ngay tới số hotline: 097 654 0069/ 024 22 40 44 66 – Trường Trung cấp nghề công trình 1 – Đào tạo lái xe Thái Việt để đăng kí khoá học lái xe hạng C ngay hôm nay!
Tin liên quan:
>> Nâng hạng bằng lái xe B2 lên C cần những gì?
Nội dung bài viết tổng hợp từ website: hocbanglaixehanoi.com
Xe ô tô tải với trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên nằm trong danh mục phương tiện mà người sở hữu bằng C được phép điều khiển. Thông tin chi tiết xem tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT). Ngoài ra, người có bằng C còn được phép điều khiển tất cả các loại xe mà bằng B1, B2 được lái.
Khi đã có bằng lái xe B2, bạn hoàn toàn có thể đăng ký thi nâng hạng giấy phép lái xe lên C nếu đủ các điều kiện theo quy định bao gồm:
- Kinh nghiệm lái xe liên tục ít nhất 3 năm
- Có đủ ít nhất 50.000km lái xe an toàn
Bài thi sa hình lái xe hạng C ít hơn so với hạng B2 1 bài, gồm tất cả 10 bài thi. Cụ thể:
- Bài 1 – Xuất phát
- Bài 2 – Dừng xe nhường đường
- Bài 3 – Đề pa lên dốc
- Bài 4 – Lái xe qua vệt bánh và đường vuông góc chữ Z
- Bài 5 – Qua ngã tư có tín hiệu giao thông
- Bài 6: Lái xe qua đường vòng quanh co
- Bài 7: Ghép xe vào nơi đỗ
- Bài 8: Dừng xe ở nơi giao nhau với đường sắt
- Bài 9: Tăng – giảm số trên đường thẳng
- Bài 10: Kết thúc