Sau khi làm thủ tục nâng bằng lái xe B2 lên C, người sở hữu bằng lái sẽ mở rộng được phạm vi điều khiển phương tiện giao thông của mình, được phép lái xe từ 3,5 tấn (trọng tải thiết kế) trở lên. Tìm hiểu ngay về các thủ tục và điều kiện nâng hạng B2 lên C trong bài viết này!
Mục Lục
Sự khác biệt của bằng lái xe B2 và C.
Trong số tất cả các loại giấy phép lái xe ô tô hiện hành, chỉ có bằng lái xe B1 là không cho phép người điều khiển phương tiện hành nghề lái xe hoặc kinh doanh bằng nghề lái xe. Kể từ bằng B2 trở lên là người sở hữu được phép lái xe thuê hoặc kinh doanh bằng nghề này. Nhưng có những quy định cụ thể về giá trị và phạm vi sử dụng của các loại bằng này mà người đăng ký học và thi cần lưu ý. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng bằng lái xe khi tham gia thực tế.
- Giấy phép lái xe hạng B2 – bằng lái xe B2 cho phép người điều khiển phương tiện giao thông điều khiển xe ô tô từ 4 – 7 chỗ ngồi, cả xe số sàn và xe số tự động; xe ô tô tải có trọng tải thiết kế từ 3500kg trở xuống.
- Giấy phép lái xe hạng C – bằng lái xe hạng C cho phép người điều khiển phương tiện giao thông điều khiển xe ô tô tải từ 3500kg trở lên (tính tải trọng thiết kế). Ngoài ra, người sở hữu bằng C được phép điều khiển tất cả các loại phương tiện quy định trong bằng B1 và B2.
Tại sao cần nâng bằng lái xe B2 lên C?
Khác biệt rõ nhất ở bằng C và bằng B2 là khi sở hữu bằng C, bạn được phép lái xe tải với trọng tải thiết kế trên 3,5 tấn. Điều này rất có ý nghĩa với những người kinh doanh hàng hoá hoặc làm nghề lái xe vận chuyển hàng hoá. Đây cũng chính là lý do tại sao nhiều người có nhu cầu nâng bằng lái xe B2 lên C.
Điều kiện nâng bằng lái xe B2 lên C là gì?
Điều kiện để nâng hạng giấy phép lái xe từ B2 lên C được quy định rõ trong các văn bản pháp lý của Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục đường bộ. Cụ thể người sở hữu bằng lái xe hạng B2, khi muốn nâng hạng lên bằng lái xe hạng C cần điều kiện sau đây:
Theo điểm a khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về điều kiện đối với người học lái xe như sau:
“Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn: Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 3 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.”
Như vậy, muốn nâng bằng lái xe B2 lên C thì trước hết bạn cần có 3 năm hành nghề lái xe và ít nhất 50.000km lái xe an toàn. Những điều kiện này cần được chứng nhận và ghi lại bằng văn bản (biên bản thống kê số km hành trình lái xe) và lưu lại trong bộ hồ sơ đăng ký nâng hạng bằng.
Ngoài ra, điểm c, khoản 1 Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT cũng quy định rõ về đào tạo nâng hạng bằng lái xe B2 lên C. Người học và thi nâng bằng lái xe từ B2 lên C cần đảm bảo học đủ 192 giờ học, trong đó có 48 giờ học lý thuyết và 144 giờ học thực hành.
Thủ tục nâng dấu GPLX từ B2 lên C
Hiện nay có khá nhiều trung tâm đào tạo lái xe có dịch vụ nâng dấu giấy phép lái xe ô tô các hạng. Khi có nhu cầu học nâng bằng, trước hết bạn cần lựa chọn trung tâm đào tạo lái xe uy tín, sau đó nhờ nhân viên tư vấn kỹ càng về các thủ tục và chuẩn bị giấy tờ cần thiết.
Cụ thể thủ tục nâng hạng bằng lái xe B2 lên C như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký nâng bằng lái xe từ B2 lên C bao gồm đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:
- Hồ sơ gốc khi đăng ký thi bằng lái xe hạng B2
- Đơn đăng ký học và thi nâng hạng giấy phép lái xe B2 lên C
- Giấy khám sức khoẻ (có giá trị sử dụng trong vòng 6 tháng, tính đến thời điểm thi sát hạch nâng hạng vẫn phải còn giá trị sử dụng)
- Photo giấy phép lái xe hạng B2 (không cần công chứng)
- Photo chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu (còn giá trị sử dụng)
- Bản kê khai số năm hành nghề lái xe, số kilomet hành trình
- Bản sao bằng tốt nghiệp cấp trung học cơ sở trở lên (không cần công chứng)
Tất cả các loại giấy tờ trên để trong túi giấy đựng hồ sơ, nộp tại trung tâm đào tạo lái xe để hoàn tất thủ tục đăng ký.
Trong trường hợp đã mất hồ sơ gốc, bạn có thể liên hệ trung tâm đào tạo lái xe để được tư vấn trực tiếp. Nếu đã mất bằng lái xe B2 và còn hồ sơ gốc thì cần làm thủ tục cấp lại bằng trước khi thi nâng hạng. Nếu không, bạn bắt buộc phải đăng ký học và thi bằng lái xe hạng C từ đầu.
Bước 2: Nộp lệ phí đăng ký hồ sơ nâng hạng
Sau khi hoàn tất thủ tục làm hồ sơ nâng hạng bằng B2 lên C, học viên nộp lệ phí đăng ký hồ sơ và học phí tại trung tâm đào tạo lái xe. Hiện nay hầu hết các trung tâm đều có 2 hình thức nộp học phí: nộp 1 lần hoặc nộp thành 2 đợt để giảm áp lực kinh tế cho học viên.
Bước 3: Nhận tài liệu học và phổ biến lịch trình học, thi nâng hạng
Kể từ lúc đăng ký hồ sơ cho tới khi thi sát hạch nâng hạng là ít nhất 3 tháng. Trong khoảng thời gian 3 tháng này, học viên cần học lý thuyết và thực hành lái xe. Về phần học lý thuyết thì không có nhiều khác biệt so với khi học bằng B2. Điểm khác biệt lớn nhất là ở phần học thực hành, học viên sẽ học trên xe ô tô tải trọng tải thiết kế trên 3,5 tấn. Học viên học các kỹ thuật điều khiển xe và các bài thi sa hình bám sát chường trình thi thực tế.
Trên đây là những thủ tục cần thiết khi nâng bằng lái xe B2 lên C. Để biết thêm các khoá học lái xe ô tô tại Thái Việt, bạn hãy gọi ngay tới số hotline 097 654 0069 – 024 22 40 44 66 hoặc tới trực tiếp địa chỉ văn phòng tại 72 Vương Thừa Vũ, Thanh Xuân, Hà Nội nhé!