Tổng hợp mẹo và hướng dẫn thực hành 11 bài thi sa hình B1, B2, C

Đánh Giá post

11 bài thi sa hình luôn là một thử thách lớn, được đánh giá là khó đối với bất cứ người nào mới học lái xe ô tô. Đây là phần thi cực kỳ quan trọng đánh giá được khả năng lái xe và tham gia giao thông của người học lái. Cùng tìm hiểu ngay hướng dẫn chi tiết cách thực hành 11 bài thi sa hình kèm mẹo giúp thí sinh ít bị trừ điểm nhất trong bài viết sau đây!

Các bài thực hành lái xe sa hình B1 – B2 – C

Phần thi thực hành lái xe sa hình bao gồm 11 bài thi với tổng thời lượng tối đa là 18 phút. Thứ tự thực hành lái xe sa hình các hạng B1 B2 bao gồm:

  • Bài 1: Xuất Phát
  • Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
  • Bài 3: Dừng xe và khởi hành xe ngang dốc ( Đề pa lên dốc )
  • Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc
  • Bài 5: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông
  • Bài 6: Ghép xe dọc vào nơi đỗ
  • Bài 7: Lái xe qua đường vòng quanh co
  • Bài 8: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua
  • Bài 9: Thay đổi số trên đường bằng
  • Bài 10: Ghép xe ngang vào nơi đỗ
  • Bài 11: Kết thúc

Sơ đồ thi sát hạch lái xe sa hình B2 và B1:

so-do-thi-sa-hinh-thi-lai-xe-b2-b1-c

Đối với hạng C thứ tự thực hành lái xe sa hình có chút thay đổi khi lược bỏ qua bài thi số 10  “ghép xe ngang vào nơi đỗ”. Nên cũng chính vì thế đôi khi sa hình hạng C lại có tỉ lệ đỗ tốt hơn so với B2 và B1.

Mẹo thực hành 11 bài thi sa hình lái xe ô tô

Bài 1 – Xuất phát

Trong số 11 bài thi sa hình, xuất phát là bài thi đầu tiên và tương đối dễ. Nhưng bạn không nên chủ quan vì vẫn có nhiều người bị trừ điểm ở bài thi này. Trước khi đến với hướng dẫn chi tiết thực hiện bài thi xuất phát sa hình B1, bạn nên chuẩn bị thật kỹ càng về mặt tâm lý và nhất là luôn nhớ thắt dây an toàn, kiểm tra xe đảm bảo vị trí ngồi lái là thoải mái nhất.

Bài 1: Xuất phát
Bài 1: Xuất phát

Hướng dẫn thực hiện bài thi xuất phát

  • Khởi động máy xe, ấn bật đèn xi nhan bên trái – vào số 1 – từ từ nhả côn cho xe bắt đầu chạy
  • Xe bắt đầu di chuyển tới vị trí vạch xuất phát, khi qua vạch khoảng 5m thì tắt đèn xi nhan
  • Khi xe đã di chuyển, bạn chỉ cần từ từ nhả côn, không cần đạp vào ga là đã hoàn thành bài thi xuất phát sa hình B1

Yêu cầu đối với bài thi xuất phát

  • Ngay khi vừa ngồi lên xe, thí sinh phải thắt dây an toàn trước khi nổ máy
  • Trước khi xuất phát, phải ấn bật đèn xi nhan bên trái
  • Khi đèn xanh trên xe đã tắt, đồng nghĩa với việc xe thi di chuyển qua vạch xuất phát khoảng 5m, bạn phải tắt xi nhan trái đi
  • Động cơ tốc độ xe không được phép vượt quá 4000 vòng/phút
  • Khi thực hiện bài thi xuất phát B2, thí sinh phải đảm bảo tốc độ xe không quá 24km/h

Mẹo giúp thí sinh hoàn thành xuất sắc bài thi xuất phát

Để nói về mẹo thực hành bài thi sa hình đầu tiên trong chuỗi 11 bài thi sa hình, có lẽ quan trọng nhất là phần chuẩn bị trước khi xuất phát. Thí sinh nên học thực hành thật cẩn thận, tỉ mỉ, nắm kỹ những kỹ năng lái xe cơ bản. Thực hành nhiều lần 11 bài thi sa hình, không riêng bài thi xuất phát B2 sẽ giúp bạn thành thạo tay lái, tự tin khi thi chính thức. Tâm lý tự tin sẽ giúp bạn cảm thấy 11 bài thi sa hình không quá khó như tưởng tượng. 

Để căn khoảng cách đường thật chính xác, bạn nên chọn 1 điểm mốc cố định trên đường, sân tập khi tập lái. Trước khi bước vào thi, hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt, tự tin, bình tĩnh và nghe theo hiệu lệnh phát ra từ loa trên xe.

>> Xem thêm: Hướng dẫn bài thi xuất phát B2 từ A – Z chuẩn xác nhất

Bài 2 – Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

Bài thi này tương đối dễ dàng với tất cả các thí sinh dự thi và ít khi bị trượt. Nhưng nếu không cẩn thận, bạn vẫn có thể bị trừ nhiều điểm, thậm chí có thể bị truất quyền thi. Vì vậy, không bao giờ là thừa khi tìm hiểu và nắm rõ những mẹo dừng xe nhường đường cho người đi bộ trong bài viết này.

Bài 2 Dừng xe Nhường đường cho người đi bộ
Bài 2: Dừng xe Nhường đường cho người đi bộ

Hướng dẫn các bước thực hiện bài thi số 2 trong 11 bài thi sa hình

Các bước thực hiện bài thi dừng xe nhường đường cho người đi bộ như sau:

  • Bước 1: Dừng xe ở vị trí hình chiếu thanh cản phía trước (dưới mặt đường) cho tới vạch dừng đỗ sao cho khoảng cách này không vượt quá 50cm.
  • Bước 2: Dừng xe đủ thời gian quy định
  • Bước 3: Tiếp tục di chuyển tới phạm vi bài thi sát hạch tiếp theo

Yêu cầu đối với bài thi sa hình dừng xe nhường đường cho người đi bộ

  • Khoảng cách từ xe cho tới vạch dừng nhường đường cho người đi bộ không được vượt quá 50cm
  • Trong khi thực hiện bài thi, động cơ của xe phải hoạt động liên tục, không được để chết máy
  • Tốc độ xe ổn định, không được vượt quá 4000 vòng/phút
  • Lái xe tuân thủ theo quy tắc của Luật Giao thông Đường bộ
  • Tốc độ lái xe trong khi thực hiện bài thi không được vượt quá 24km/h

Lưu ý thực hiện đúng thứ tự 11 bài thi sa hình sát hạch lái xe ô tô. Nếu thực hiện sai thứ tự, bạn có thể bị trừ điểm rất nặng.

Khi bắt đầu học lái xe, học viên sẽ được hướng dẫn cụ thể từng bài thi với các phần: các bước thực hiện, yêu cầu kỹ thuật, mẹo thực hiện và lưu ý các lỗi bị trừ nhiều điểm, đánh trượt. Ở đa số các bài thi sa hình, học viên thực hiện tuần tự theo đúng kỹ thuật là đảm bảo đạt điểm đỗ nhưng ở một số bài khó như đề-pa lên dốc thì có thể phải chấp nhận “dừng non”, bị trừ điểm để đảm bảo không làm xe trượt dốc, nếu trượt dốc là trượt ngay lập tức.

Mẹo giúp thí sinh dễ dàng vượt qua bài thi sa hình số 2

Mặc dù độ khó ở bài thi này không nhiều, thậm chí được đánh giá là thuộc loại dễ nhất trong 11 bài thi sa hình thì vẫn có rất nhiều người bị trừ nhiều điểm ở bài này. Nguyên nhân chủ yếu là do gặp khó khăn trong việc ước lượng khoảng cách để dừng xe. Mẹo sau đây sẽ giúp bạn:

  • Ước lượng khoảng cách: Thông thường, trên sân tập lái xe sẽ có vạch đánh dấu đỏ trên đường hoặc trên vỉa ba toa. Vừa lái xe vừa quan sát, khi thấy vạch đỏ này trên vỉa ba toa thì bạn hãy dừng lại ngay. Trường hợp vạch đỏ trên mặt đường, bạn có thể quan sát được qua gương chiếu hậu. Bạn ước lượng khoảng cách từ xe đến vạch đỏ khoảng 20cm thì dừng lại.
  • Tránh để xe chết máy khi dừng lại: để xe đi chậm, khi ước lượng được khoảng dừng, bạn chỉ cần ấn nhẹ chân phanh là xe dừng lại được. Căn thời gian dừng của xe không quá 30 giây rồi từ từ nhả côn ra cho xe đi tiếp.

>> Xem thêm: Mẹo thực hành bài thi Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

Bài 3 – Khởi hành ngang dốc

Dù trong phần thi sa hình B1 hay sa hình B2 thì bài thi khởi hành ngang dốc vẫn được đánh giá cao về độ khó. Hầu như không có thí sinh nào đạt điểm tuyệt đối ở bài thi này. Để tránh trượt ở bài thi này, trước hết bạn cần nắm rõ cách thực hiện bài thi. Sau khi thực hành thành thạo bạn hãy tìm hiểu thêm một số mẹo để dễ vượt qua bài này hơn.

Dừng xe và khởi hành ngang dốc
Bài 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc

Các bước thực hiện bài thi khởi hành ngang dốc

  • Khi xe di chuyển đến gần vị trí dừng thì bạn phải kéo côn và phanh chân để cho xe dừng lại trước vạch, không bị đè vạch.
  • Khi muốn xe dừng lại trên dốc, phải kéo hết phanh tay để xe dừng lại
  • Ga tăng dần lên sao cho tốc độ động cơ lên 2000 vòng/phút
  • Từ từ nhả côn cho tới khi cảm nhận được cần số hoặc tay lái rung lên thì giữ nguyên vị trí như vậy.

Yêu cầu cơ bản đối với bài thi khởi hành ngang dốc

  • Khoảng cách từ hình chiếu thanh cản phía trước của xe dưới mặt đường với vạch dừng không được vượt quá 50cm
  • Khi dừng xe ngang dốc hoặc đang leo dốc, không được để xe chết máy
  • Khoảng cách xe bị tụt dốc không được vượt quá 50cm
  • Thời gian xe dừng cho tới khi leo dốc không vượt quá 30s
  • Tốc độ động cơ xe không vượt quá 4000 vòng/phút
  • Tốc độ lái xe trong khi thực hiện bài thi không được vượt quá 24km/h nếu bạn đang thi bằng B2, bằng D; không được quá 20km/h nếu bạn đang thi bằng C, bằng E

Mẹo giúp thí sinh ít bị trừ điểm ở bài thi sa hình số 3

Đối với những người thi sa hình B2, có thể áp dụng mẹo như sau: Khi điều khiển xe dừng trên dốc, thay vì phanh chân thì bạn kéo phanh tay để xe dừng tại điểm dừng, không bị trôi xuống dốc. Tiếp đó, nhấc chân ra khỏi phanh, đặt chân vào ga cho mớm lên một chút. Cùng lúc, bạn thả nhẹ chân côn, thả từ từ cho đến khi cần số hoặc tay lái rung lên thì bắt đầu nhả phanh tay ra. Lúc này là các lá côn đã bắt vào nhau rồi. Nếu bạn thấy xe không bị trượt xuống thì tiếp tục thả hết phanh tay ra, như vậy xe sẽ tự bò lên dốc, hoàn thành bài thi.

Còn với những người đã có kinh nghiệm lái xe ô tô và từng thi 11 bài thi sa hình trước đó, thi sa hình B1 – xe số tự động thì có thể áp dụng mẹo của những tài xế lâu năm. Khi xe dừng ở vị trí quy định, bạn từ từ nhả côn ra. Nghe ngóng cho tới khi thấy tay lái hoặc cần số rung nhẹ lên thì bạn tiếp tục thả nhẹ phanh chân (không thả 1 lúc hết, thả từ từ). Tiếp tục quan sát và cảm nhận xe. Trường hợp xe trôi xuống, bàn đạp phanh, làm lại từ đầu. Trường hợp xe không trôi xuống thì nhả hoàn toàn phanh chân ra. Giữ nguyên vị trí chân và tay như vậy để xe bò qua đỉnh dốc.

>> Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện bài thi Dừng xe và khởi hành ngang dốc

Bài 4 – Lái xe qua vệt bánh và hàng đinh vuông góc

Mặc dù không phải bài khó nhất trong 11 bài thi sa hình nhưng nếu không chú tâm tập lái cẩn thận, bạn vẫn có thể “fail” ở bài sa hình số 4 này. Có 2 kỹ thuật chính cần người học lái xe thực hiện được ở bài này đó là căn khoảng cách lái xe qua vệt bánh và lái xe qua đường hẹp vuông góc.

Bài 4: Lái xe qua vệt bánh và hàng đinh vuông góc
  • Kỹ thuật lái xe qua vệt bánh: Xác định khoảng cách trước một thân xe ô tô, xác định điểm chuẩn trên xe ô tô và dưới mặt đường. Để xác định điểm chuẩn trên xe, bạn xác định bằng cách từ vị trí ghế lái tới đường tưởng tượng vệt bánh xe bên phải, dóng thẳng lên trên đầu xe ô tô. Đó chính là điểm chuẩn trên xe. Xác định được khoảng cách và điểm chuẩn sẽ giúp bạn điều khiển được toàn bộ các bánh xe ô tô bên phải đi được qua vệt bánh xe quy định.
  • Kỹ thuật lái xe qua đường hẹp vuông góc: Tại đường vuông góc thứ nhất, bạn lái xe đến góc vuông thẳng gương bên trái thì đánh tay lái thật nhanh sang bên phải. Tại góc vuông thứ 2, lái xe đến góc vuông bên phải thì đánh lái thật nhanh rồi trả lái cho xe đi thẳng. Khi đi qua góc vuông thứ 2, bạn bật xi nhan phải rồi lái thẳng tới phần thi tiếp theo.

Các bước thực hiện bài thi lái xe qua vệt bánh

  • Sau khi thực hiện xong bài thi dừng xe khởi hành ngang dốc, thí sinh lái xe đến khu vực của bài sa hình số 4.
  • Điều khiển xe để bánh xe trước và bánh xe sau phía bên lái phụ đi qua hình giới hạn vệt bánh xe.
  • Thực hiện lái xe qua đoạn đường vuông góc trong khoảng thời gian tối đa 2 phút
  • Lái xe ra khỏi phạm vi bài thi, đến với bài tiếp theo

Yêu cầu cơ bản ở bài thi này

  • Thí sinh thực hiện đúng phạm vi bài thi của mình, thực hiện sai sân thi, thí sinh sẽ bị đánh trượt ngay lập tức
  • Bánh xe trước và bánh xe sau phía bên lái phụ của xe phải đi qua vùng giới hạn của vệt bánh xe trên mặt đường
  • Không được để bánh xe đè lên vạch giới hạn của hình sát hạch
  • Thời gian tối đa để thực hiện toàn bộ bài thi này là 2 phút
  • Tốc độ động cơ xe tối đa là 4000 vòng/phút
  • Tốc độ xe chạy tối đa trong suốt thời gian thi không được vượt quá 24km/h đối với thí sinh thi bằng B, D và 20km/h với thí sinh thi bằng C, E

Mẹo giúp thí sinh dễ dàng vượt qua bài thi sa hình số 4

Mấu chốt ở bài thi sa hình số 4 trong 11 bài thi sa hình này là ở thao tác xoay vô lăng. Nếu bạn muốn tránh bị trừ nhiều điểm ở bài này, hãy tham khảo ngay mẹo sau đây:

  • Khi rẽ phải: tay trái là tay lái chính, xoay vô lăng và không được phép rời vô lăng. Tay phải kéo vành lái hỗ trợ tay trái khi di chuyển xuống điểm dưới vô lăng.
  • Khi rẽ trái: tay phải là tay lái chính, không được phép lời vô lăng. Tay trái hỗ trợ tương tự như khi rẽ phải.

>> Xem thêm: Mẹo qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc (Qua hàng đinh)

Bài 5 – Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông

Về mặt kỹ thuật lái xe, bài thi này tương tự như bài dừng xe nhường đường, chỉ khác là thời gian dừng xe tuân thủ theo tín hiệu đèn giao thông. Đây cũng là bài thi được đánh giá là dễ trong 11 bài thi sa hình. 

Qua ngã tư có tín hiệu giao thông
Bài thi số 5: Qua ngã tư có tín hiệu giao thông

Các bước thực hiện bài thi

  • Tại khu vực quy định dừng xe chờ tín hiệu đèn, dừng xe sao cho khoảng cách tới vạch kẻ trên đường không vượt quá 50cm
  • Trước khi lái xe qua ngã tư rẽ trái, bạn bật xi nhan trái
  • Với ngã tư rẽ phải, bật xi nhan phải
  • Không vi phạm vạch kẻ đường trong bài thi này và phải căn chỉnh thời gian để không quá quy định
  • Sau khi thực hiện xong, lái xe tới phạm vi bài thi sa hình số 6

Yêu cầu cơ bản

  • Chấp hành đúng theo tín hiệu đèn giao thông: dừng lại khi đèn đỏ, đi tiếp khi đèn xanh và đi chậm, dừng lại trước vạch khi bắt đầu có đèn vàng
  • Khoảng cách từ vị trí dừng xe (xác định bằng cách nhìn hình chiếu từ thanh chắn trước của xe dưới mặt đường cho tới vạch dừng xe) không được quá 50cm
  • Xi nhan trái khi rẽ trái
  • Xi nhan phải khi rẽ phải
  • Tổng thời gian lái xe qua ngã tư là 20 giây
  • Động cơ xe hoạt động liên tục, không được chết máy trong khi đang thực hiện bài thi
  • Tốc độ động cơ không vượt quá 4000 vòng/phút
  • Tốc độ xe chạy không vượt quá 24km/h đối với lái xe thi bằng B, D; không quá 20km/h với lái xe thi bằng C, E

Mẹo giúp thí sinh dễ dàng vượt qua bài thi sa hình số 4

Quan trọng nhất ở bài thi này là bạn phải quan sát kỹ đèn tín hiệu giao thông. Khoảng cách an toàn với xe trước ít nhất là 2 – 3m.

Khi bắt đầu vào bài thi, bạn quan sát đèn tín hiệu màu xanh, nếu trong khoảng từ 1 – 10 thì đi tiếp ngay còn gần hết đèn xanh, chuẩn bị chuyển đỏ thì tốt nhất bạn hãy dừng trước vạch vàng. Bạn chỉ cần đạp côn, phanh nhẹ là xe dừng lại. Tiếp đó, khi đèn đỏ đến số 3 thì bạn nhả tiếp côn để xe chạy.

>> Xem thêm: Mẹo lái xe qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông

Bài 6 – Ghép dọc xe vào nơi đỗ

Đây là một trong những bài thi khó trong chuỗi 11 bài thi sa hình. Dù thi sa hình B1 hay sa hình B2 thì bạn cũng phải thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

Bài thi: Ghép xe dọc vào nơi đỗ
Bài thi số 6: Ghép xe dọc vào nơi đỗ

Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật ghép dọc xe vào nơi đỗ

  • Đầu tiên, bạn điều khiển xe thật chậm, đi số 1 sao cho khoảng cách giữa thành bên trái xe với lề đường là 20 – 30cm.
  • Tiếp theo, khi vai bạn ngang với mép trước của nơi đỗ thì đánh lái sang phải, kịch lái. Căn góc giữa thành xe với cửa chuồng khoảng 45 độ thì trả lái đi thẳng và dừng lại. Quan sát qua gương chiếu hậu, nếu thấy góc trái của cửa chuồng xe là được.
  • Bạn cài số lùi, từ từ nhả côn ra để lùi lại. Vừa lùi xe vừa quan sát gương chiếu hậu, khi nhìn thấy lốp sau phía bên trái xe cách góc trái cửa chuồng 30 – 40cm thì đánh hết lái sang bên trái. Tiếp tục lùi xe vào chuồng.
  • Bạn lùi xe cho tới khi thân xe song song với nơi đỗ thì giữ thẳng lái để đỗ vào đúng vị trí. Cho tới khi bánh xe sau đè lên vạch cảm biến trên sân thì bạn dừng xe lại.
  • Lúc này, xe đã hoàn toàn nằm trong nơi đỗ dọc, bạn hoàn thành bài thi, vào số 1 rồi cho xe từ từ đi thẳng. Cho tới khi vai bạn ngang với mép cửa chuồng thì đánh lái sang phải, cho xe ra khỏi chuồng tiến tới phần thi tiếp theo.

Yêu cầu đối với bài thi sa hình số 6

  • Thực hiện đúng phần đường quy định cho bài thi của mình
  • Không được để bánh xe đè lên vỉa ba toa hoặc giới hạn đường trong hình sát hạch
  • Đảm bảo động cơ hoạt động liên tục, xe không chết máy trong suốt quá trình thực hiện ghép dọc xe vào nơi đỗ
  • Thời gian thực hiện bài thi không quá 2 phút (kể từ lúc bánh xe trước chạm vạch xuất phát cho tới khi bánh xe sau chạm vạch kết thúc)
  • Tốc độ động cơ tối đa 4000 vòng/phút
  • Tốc độ chạy xe tối đa 24km/h đối với lái xe hạng B, D và tối đa 20km/h đối với lái xe hạng C, E

Mẹo giúp thí sinh dễ dàng vượt qua bài thi ghép dọc xe vào nơi đỗ

Quan trọng nhất là bạn phải nắm chắc kỹ thuật lùi xe, đánh lái thành thạo và luyện căn góc chuẩn xác. Khi đánh lái vào chuồng, bạn phải vừa đánh lái vừa quan sát gương chiếu hậu. Căn góc giữa thân xe với góc trái cửa chuồng chuẩn xác để không bị bánh xe đè vạch. Trong 11 bài thi sa hình thì bài số 10 cũng có thể áp dụng mẹo này. 

>> Xem thêm: Ghép xe dọc vào nơi đỗ | Kinh nghiệm giúp bạn ít mắc lỗi nhất

Bài 7 – Lái xe qua đường vòng quanh co

Về cơ bản, kỹ thuật lái xe ở bài thi sa hình B2 lái xe qua đường vòng quanh co tương tự như bài sa hình số 5. Nếu như trước đó bạn đã thực hiện tốt bài lái xe qua đường hẹp vuông góc thì sẽ không có nhiều trở ngại ở bài này.

Lái xe qua đường vòng quanh co
Bài thi số 7: Lái xe qua đường vòng quanh co

Các bước thực hiện bài thi lái xe qua đường vòng quanh co

  • Kết thúc bài sát hạch sa hình số 5, bạn lái xe tiến đến phần thi bài sát hạch số 6.
  • Qua vạch bắt đầu, lái xe đi qua đường cong liên tục chữ S
  • Tổng thời gian thực hiện bài thi này là 2 phút
  • Khi lái xe qua đường vòng, tiến qua vạch kết thúc và tới với phần thi sa hình tiếp theo

Yêu cầu cơ bản ở bài thi sa hình số 7

  • Thực hiện đúng phần đường giới hạn theo quy định, chẳng hạn như bạn thi bằng B thì phải thực hiện đúng ở phần đường giới hạn của hạng B, không được thực hiện trên phần giới hạn của bằng C, D
  • Trong quá trình lái xe qua đường vòng quanh co, không được để cho bánh xe đè lên vạch giới hạn trên hình sát hạch
  • Đảm bảo tổng thời gian thực hiện bài thi lái xe qua đường vòng quanh co tối đa là 2 phút
  • Trong suốt quá trình thi, đảm bảo động cơ xe hoạt động liên tục, không chết máy
  • Tốc độ động cơ ổn định, dưới 4000 vòng/phút
  • Tốc độ xe tối đa 24km/h đối với lái xe hạng B, D và tối đa 20km/h đối với lái xe hạng C, E

Mẹo giúp thí sinh dễ dàng vượt qua bài thi lái xe qua đường vòng quanh co

Mặc dù không phải bài thi cực khó trong 11 bài thi sa hình nhưng vẫn có nhiều thí sinh bị trừ điểm, thậm chí trượt ở bài này. Bí quyết ở bài thi này là nắm chắc kỹ thuật đánh lái và tôn chỉ “tiến bám lưng, lùi bám bụng”. Cụ thể, khi xe đi qua vạch bắt đầu, vào đường vòng đầu tiên thì căn lái theo đường cong dài hơn. Để dễ hình dung, bạn hãy lái xe bám sát theo đường cong bên phải. Tiếp đến bạn đánh lái sang trái để thực hiện nửa vòng cua đầu tiên trên sân thi sa hình. Tới vòng cua tiếp theo, bạn trả lái, bám sang lề đường bên trái để đi. Tiếp tục trả lái, đánh lái sang bên phải và thực hiện nốt nửa vòng cua còn lại trên sân thi. Với mẹo này, bạn sẽ hạn chế được tốt nhất nguy cơ đè vạch và bị trừ điểm.

>> Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện bài thi qua lái xe qua đường vòng quanh co

Bài 8 – Tạm dừng ở nơi có đường sắt chạy qua

Đây cũng là một bài thi khá đơn giản trong số 11 bài thi sa hình. Tất cả các thí sinh thi sa hình B1 hay sa hình B2 đều công nhận điều này. Nếu như trước đó, bạn đã thực hiện tốt bài thi dừng xe nhường đường thì không có gì khó khăn đối với bài này.

Bài thi số 8: Tạm dừng ở nơi có đường sắt chạy qua
Bài thi số 8: Tạm dừng ở nơi có đường sắt chạy qua

Các bước thực hiện bài thi sa hình số 8

  • Căn khoảng cách từ thanh cản phía trước của xe (xác định bằng hình chiếu của thanh cản phía trước trên mặt đường) cho tới vạch dừng không được vượt quá 50cm.
  • Nhẹ nhàng phanh xe lại để xe dừng lại mà không tắt máy
  • Dừng xe không quá 30 giây, từ từ nhả côn cho xe di chuyển tiếp qua vạch. Như vậy là hoàn thành bài thi

Yêu cầu cơ bản đối với bài thi sa hình số 8

  • Thực hiện bài thi đúng phạm vi quy định, VD như thí sinh thi hạng B2 không được thi ở phạm vi sân hạng C
  • Lái xe không được đè lên vạch giới hạn bài thi
  • Động cơ hoạt động liên tục, không được để xe chết máy
  • Khoảng cách giữa điểm dừng xe với vạch dừng không quá 50cm
  • Tốc độ động cơ không được vượt quá 4000 vòng/phút
  • Tốc độ xe chạy không được vượt quá 24km/h đối với hạng B, D; không quá 20km/h với hạng C, E

Mẹo giúp thí sinh dễ dàng vượt qua bài thi sa hình số 8

Mẹo giúp thí sinh tránh được lỗi thường gặp ở bài thi này – lỗi đè vạch là căn khoảng cách dừng chính xác. Bạn căn khoảng cách bằng cách xác định thanh cản trước của xe, dóng xuống mặt đường. Rồi ước tính khoảng cách từ vị trí dóng xuống đó tới vạch dừng đỗ trong khoảng 50cm là được. Khi lái xe, bạn căn sao cho vai ngang với vạch đỏ đánh dấu trên vỉa ba toa thì dừng xe lại. Như vậy sẽ dễ căn khoảng cách dừng xe hơn.

Ngoài ra, thí sinh cũng có thể bị trừ điểm do dừng xe quá lâu hoặc xe bị chết máy. Quy định là chỉ được dừng không quá 30 giây. Để không mắc lỗi này, bạn nên phanh nhẹ nhàng để xe dừng lại, sau đó từ từ kéo côn để xe chạy tiếp.

>> Xem thêm: Hướng dẫn thực hành bài thi tạm dừng ở nơi có đường sắt chạy qua

Bài 9 – Thay đổi số trên đường thẳng

Ở bài thi sa hình B1 này, bạn sẽ cần vào số, tăng tốc rồi lại giảm số, giảm tốc. Điều quan trọng là bạn cần thao tác kịp thời với biển quy định trên đường.

bài thi thay đổi số trên đường thẳng
Bài thi số 9: Thay đổi số trên đường thẳng

Các bước thực hiện bài thi thay đổi số trên đường thẳng

  • Phần 1 – tăng số: từ vạch bắt đầu cho tới 25m, thí sinh cần phải vào số, thay đổi tốc độ. Cụ thể:
  • Tăng từ số 1 lên số 2, trên 24km/h đối với hạng B
  • Tăng từ số 2 lên số 3, trên 20km/h đối với hạng C và E
  • Tăng từ số 2 lên số 3, trên 24km/h đối với hạng D
  • Phần 2 – giảm số: từ 25m đầu cho tới vạch kết thúc bài thi (50m). Thí sinh cần phải giảm số, giảm tốc ngược lại.

Yêu cầu cơ bản đối với bài thi sa hình số 9

  • Thực hiện tăng – giảm tốc độ và thay đổi số tuần tự theo quy định. Cụ thể: 25m đầu tiên, tăng số, tăng tốc; 25m sau giảm số, giảm tốc
  • Tổng thời gian hoàn thành bài thi tối đa 2 phút
  • Tốc độ động cơ xe không vượt quá 4000 vòng/phút
  • Lái xe tuân thủ quy định của Luật Giao thông Đường bộ, không gây tai nạn
  • Lái xe đúng sân thi, không đè lên vạch giới hạn phần thi

Mẹo giúp thí sinh dễ dàng vượt qua bài thi sa hình số 9

Trong số 11 bài thi sa hình, về mặt kỹ thuật thì bài sa hình số 9 không quá khó nhưng yêu cầu về mặt thời gian khiến thí sinh dễ bị mất bình tĩnh, mắc lỗi trừ nhiều điểm. Mẹo sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng chinh phục bài thi sa hình B2 này hơn:

  • Mẹo tăng số trước, đạt tốc sau: Khi xe vừa vào khu vực bài thi, vượt qua biển báo và có tiếng chip kêu “bing boong” thì vào số, tăng số. Tiếp theo, nhả chân côn ra, vào ga để xe tăng lên hơn 24km/h. Giữ tốc độ này ở đoạn 25m đầu tiên – đoạn từ biển báo “bắt đầu tăng số, tăng tốc độ” cho tới biển báo “20km/h”. Khi gần tới biển 20km/h, bạn nhả chân ga ra để tốc độ xe giảm xuống dưới 20km/h. Xe chạy qua biển này thì về số thấp hơn và giữ lái thẳng qua vạch kết thúc bài thi.
  • Mẹo tăng tốc trước, tăng số sau: Trước khi bắt đầu vào bài thi, bạn đặt nhẹ chân lên ga, mục đích để lấy đà. Khi xe di chuyển tới vạch bắt đầu, bánh xe trước chạm vào vạch vàng – thiết bị giám sát bắt đầu nhận tín hiệu bài thi thì bạn nhấn ga tăng tốc lên 24km/h. Cho tới khi xe đi gần hết 25m đầu tiên, chuẩn bị tới biển báo 20km/h tối thiểu thì bạn nhả chân ga ra, vào côn, vào số cao hơn. Tiếp theo, bạn giữ lái thẳng như vậy cho tới khi gần đến biển tối đa 20km/h thì nhấn phanh từ từ để giảm tốc độ. Tiếp tục giảm số, về số thấp hơn và giữ như vậy cho tới khi đi qua vạch kết thúc.

>> Xem thêm: Bật mí mẹo làm bài thi thay đổi số trên đường thẳng kết quả cao

Bài 10 – Ghép xe ngang vào nơi đỗ

Đây là bài thi có độ khó hàng đầu trong 11 bài thi sa hình. Theo chia sẻ của đông đảo người học sa hình B1, sa hình B2 thì cảm giác về không gian chính là điều cần thiết nhất để ghép được xe vào nơi đỗ ngang. Muốn thực hiện được bạn cần nắm vững kỹ thuật sau đây:

Bài thi Ghép xe ngang vào nơi đỗ
Bài thi số 10: Ghép xe ngang vào nơi đỗ

Kỹ thuật ghép xe ngang vào nơi đỗ

  • Tại phạm vi sân thi bài sa hình số 10, bạn điều khiển xe tiến lên phía trước sao cho song song với xe đỗ trước vị trí cần ghép. Căn khoảng cách sao cho đuôi xe của mình ngang bằng với đuôi xe đang đỗ và khoảng cách giữa 2 thân xe từ 50 – 60cm.
  • Vừa lái xe vừa quan sát gương chiếu hậu bên trái sao cho nhìn thấy vị trí tiếp xúc của bánh xe sau bên trái với mặt đường.
  • Về số lùi, xoay hết vô lăng sang bên phải và từ từ lùi vào nơi đỗ. Vừa lùi xe bạn vừa phải căn sao cho thân xe tạo với đường thẳng trên vỉa hè thành 1 góc 45 độ thì dừng lại và trả thẳng lái.
  • Tiếp đó, bạn quan sát gương chiếu hậu trái, khi thấy bánh xe sau của xe mình nằm trên cùng 1 đường thẳng với bánh xe trước của xe đỗ ngay phía sau thì trả hết lái sang bên tay trái.
  • Bạn thao tác cài số tiến lên đồng thời đánh hết tay lái sang bên phải để xe tiến lên phía trước. Vừa lái xe vừa quan sát gương chiếu hậu bên phải, thấy được thân xe phía bên phải song song với vạch thẳng trên đường thì trả lái thẳng.
  • Quan sát và căn khoảng cách sao cho khoảng cách giữa đầu xe mình với đuôi xe đỗ ngay phía trước khoảng 60 – 90cm thì phanh lại.

Lưu ý bạn phải lùi xe cho tới khi nghe thấy tín hiệu nhận bài thi. Nhiều trường hợp thực hiện hết bài thi nhưng chưa có tín hiệu nhận bài thi đã lái xe ra khỏi nơi đỗ nên bị tính là thi trượt.

Yêu cầu cơ bản đối với bài thi sa hình số 10

  • Thực hiện bài thi đúng phạm vi, không thi ở sân của hạng bằng khác
  • Khi thực hiện ghép xe ngang, bánh xe không đè lên vạch giới hạn hình sát hạch
  • Động cơ hoạt động liên tục trong suốt quá trình thực hiện bài thi
  • Tổng thời gian thực hiện bài thi không quá 2 phút
  • Tốc độ động cơ không vượt quá 4000 vòng/phút
  • Tốc độ xe chạy không vượt quá 24km/h đối với hạng B, D và không vượt quá 20km/h đối với hạng C, E

>> Xem thêm: Ghép xe ngang vào nơi đỗ – Kinh nghiệm thực hành bài thi ghép ngang

Bài 11 – Bài thi kết thúc

Sau khi thực hiện hết tất cả 10 bài thi sa hình B1, sa hình B2 kể trên, bạn hoàn toàn có thể “thở phào nhẹ nhõm”. Nhưng thực tế bạn không nên quá chủ quan vì vẫn có nguy cơ bị trừ điểm ở bài thi kết thúc. Chỉ cần vài thao tác lái xe cơ bản thì bạn sẽ dễ dàng vượt qua vạch kết thúc. Điều kiện là bạn giữ vững tinh thần tập trung.

Bài thi kết thúc sát hạch lái xe
Bài số 11: Kết Thúc

Các bước thực hiện bài thi kết thúc

  • Trước khi tiến vào, bạn nhớ phải bật đèn xi nhan bên phải.
  • Lái xe đi qua vạch báo hiệu kết thúc phần thi sát hạch lái xe ô tô. Vạch này in rất rõ trên đường, bạn dễ dàng nhìn thấy.
  • Khi xe đi qua vạch kết thúc, đánh lái cho xe đỗ vào lề bên phải.
  • Khi nghe thấy tín hiệu báo nhận bài thi, bạn tắt đèn xi nhan, tắt máy, xuống xe và kết thúc hoàn toàn 11 bài thi sa hình. 

Yêu cầu cơ bản đối với bài thi kết thúc

  • Bật đèn xi nhan bên phải trước khi lái xe đi qua vạch kết thúc
  • Toàn bộ xe đi qua vạch kết thúc
  • Tốc độ động cơ không vượt quá 4000 vòng/phút
  • Động cơ xe hoạt động liên tục, không bị chết máy
  • Tốc độ chạy xe không được vượt quá 24km/h đối với thi lái xe hạng B, D; không vượt quá 20km/h đối với thi lái xe hạng C, E

Mẹo giúp thí sinh dễ dàng thực hiện bài thi kết thúc

Lỗi phổ biến nhất mà các thí sinh mắc phải ở bài thi này là không bật xi nhan. Bạn sẽ bị mất tới 5 điểm nếu xi nhan phải không được bật. Hoặc bạn đã bật xi nhan nhưng lỡ đánh lái sang trái nên xi nhan tắt khi xe đi qua vạch kết thúc. Mẹo giúp bạn tránh mắc lỗi này là:

  • Gần đến vạch xuất phát vào bài thi, bạn bật xi nhan phải ngay.
  • Giữ thẳng lái, không được đánh lái sang bên trái
  • Dùng ngón tay cái giữ cần xi nhan, không để cho cần xi nhan tự động bật lên – xuống
  • Để chắc ăn hơn, bạn có thể đánh lái một chút sang bên phải

> Xem thêm: Hướng dẫn bài thi kết thúc sát hạch lái xe ô tô “chuẩn không cần chỉnh”

Trung tâm đào tạo lái xe Thái Việt là một trong những cơ sở đao tạo lái xe ô tô uy tín, chất lượng cao hàng đầu tại Hà Nội. Trung tâm liên tục tuyển sinh học viên các khoá học lái xe ô tô hạng B1, B2, C với chi phí ưu đãi và nhiều chương trình hỗ trợ giảm giá hấp dẫn. Khi đăng ký học lái xe tại Thái Việt, học viên được đào tạo bài bản từ lý thuyết tới thực hành. Đội ngũ giáo viên của chúng tôi đều là những người giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, sẵn sàng hỗ trợ học viên học lái một cách tốt nhất. Học viên sẽ được hướng dẫn chi tiết cách thực hành 11 bài thi sa hình với các lưu ý, mẹo giúp dễ vượt qua bài thi và đạt điểm cao trong kỳ thi sát hạch.

Những câu hỏi thường gặp

Thi sa hình B2, B1, C bao nhiêu điểm thì đỗ?

Theo Tổng cục đươc bộ thì bài thi sa hình B1, B2 và C đều được quy định với số điểm tối thiểu >= 80 điểm thì học viên sẽ đạt phần thi sa hình.

Thi sa hình thì ai chấm điểm?

Thực tế thì sẽ không có ai ngồi cùng xe với bạn để chấm điểm cũng như báo lỗi. Tất cả điểm chấm và lỗi báo đều dựa trên cảm biến được gắn sẵn ở xe và tương tác với những cảm biến ở dưới phần đường xe chạy từ đó chấm điểm cho bạn.

Thi sát hạch lái xe sa hình có khó không?

Thực tế thì khi thi sa hình không khó nhưng khi đặt chân vào xe thi chúng ta sẽ bị có cảm giác thiếu tự tin từ đó dẫn đến xử lý tình huống không được mượt mà theo ý muốn.

Tổng thời gian thực hành lái xe sa hình là bao nhiêu phút?

Tổng thời gian thi sa hình của 3 hạng là giống nhau và đều là 18 phút, thời điểm tính giờ bắt đầu từ khi vào bài thi ( xe ở vạch màu trắng trên đường) đến khi ra khỏi bài thi.

Thi trượt sa hình có phải thi lại lý thuyết không?

Đối với phần thi thực hành (sa hình và đường trường), nếu không may thi trượt lần đầu thì tương tự như phần thi lý thuyết, bạn có thể đăng ký lịch thi lại và ra về. Tức lý thuyết của bạn đã được bảo lưu 01 năm theo quy định và những lần thi sau trong vòng một năm bạn sẽ không phải thi lại lý thuyết.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn học lái xe ô tô chi tiết nhất cách thực hiện 11 bài thi sa hình sát hạch lái xe ô tô. Theo dõi các bài viết chia sẻ về kinh nghiệm thi sa hình và các ưu đãi học lái xe ô tô bằng cách truy cập website hocbanglaixehanoi.com hoặc gọi tới số hotline 0976 540 069. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0917 087 166
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ:  0917 087 166  ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ